6 mẹo giúp bia của bạn ngon hơn

Bài viết này sẽ chỉ ra 6 bước để giúp bia ngon hơn theo mức độ quan trọng của nó. Hầu hết chúng đều là những mẹo phổ biến mà những ai nấu bia đều biết. Nhưng hi vọng rằng, bằng cách sắp xếp thứ tự quan trọng này sẽ thúc đẩy brewers nghĩ đến quy trình nấu bia của họ.

Làm sạch 

Việc quan trọng nhất không thể bỏ qua khi nấu bia (cũng là phần kém thú vị nhất), đó chính là làm sạch thiết bị. Không có thiết bị nào tự sạch bóng mà không sử dụng các chất khử trùng và do đó không có cách nào nấu bia chất lượng mà không làm sạch thiết bị. 

Tất cả những thiết bị để nấu bia đều phải làm sạch. Hãy đảm bảo bất cả bề mặt nào tiếp xúc với dịch hèm và bia đều phải sạch không tì vết, kể cả bề mặt bên ngoài và trong không khí. Nếu không các chất bẩn từ bề mặt không được làm sạch sẽ nhiễm sang các bề mặt được khử trùng và tiếp xúc với dịch hèm hoặc bia. Và đừng quên tay của bạn sẽ tiếp xúc với tất cả các bề mặt trong cả một ngày nấu bia, vì thế hãy làm sạch, khử trùng tay khi chạm vào bất cứ bề mặt nào bạn cảm thấy có thể gây nhiễm khuẩn cho bia.

Để việc làm sạch dễ dàng hơn, một tip quan trọng đó là bạn hãy đánh rửa chúng ngay khi vừa sử dụng xong. Những mảng bám trên nồi nấu, thùng lên men hay chai đựng sẽ dễ dàng đánh bay khi chưa kịp khô hay đông cứng lại. Vì thế, làm sạch ngay lập tức sẽ tránh khỏi những vết bẩn trên các thiết bị trở nên nơi sản sinh của các vị sinh vật gây nhiễm khuẩn cho bia.

Khử trùng

Dịch hèm là môi trường lý tưởng để phát triển của vi sinh vật. Tuy nhiên, chỉ có men bia được phát triển trong đó. Nếu vi khuẩn hay các nấm men dại phát triển trong dịch hèm, hay bia của bạn có thể làm chua, sản sinh axetic, phenol và các hương vị không mong muốn khác. Nếu không được khử trùng thì mọi thứ bạn nấu đều vô nghĩa.

Lời khuyên quan trọng nhất dành cho những ai mới nấu bia là nên khử trùng thiết bị khi đã làm sạch chúng và chỉ sử dụng một lượng thích hợp, nhiều hơn không phải là tốt.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng nguy cơ ô nhiễm không giống nhau trong suốt quá trình. Dịch hèm lạnh, có sục khí là một môi trường phát triển rất tốt cho nhiều loại vi sinh vật. Rủi ro cho bia thì ít hơn. Có những sinh vật làm hỏng bia, nhưng nồng độ cồn và độ pH thấp của bia thành phẩm là một lá chắn một phần chống lại sự nhiễm khuẩn.

Chất lượng nguyên liệu

Nấu bia cũng như nấu ăn, đặc biệt khi nhắc đến nguyên liệu. Bạn cần nguyên liệu chất lượng, tươi mới để nấu một mẻ bia chất lượng. Vì thế, cần chú ý khi đánh giá thế nào là nguyên liệu tốt cho bia.

Nhiệt độ lên men thích hợp và ổn định

Nếu bạn dùng một lượng men thích hợp, yếu tố tiếp theo đặc biệt quan trọng là lên men ở nhiệt độ thích hợp và duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt giai đoạn lên men.

Nếu nhiệt độ lý tưởng trong nhà không thích hợp, có một vài phương pháp cũ có thể cân nhắc như phủ lên thùng lên men một chiếc áo ẩm –  có thể hạ nhiệt độ một chút. Hoặc bọc thùng lên men trong một chiếc chăn để giữ nhiệt độ ủ khi lên men.

Có một vài giải pháp tiên tiến hơn để kiểm soát nhiệt độ là sử dụng tủ lạnh có bộ điều chỉnh nhiệt hoặc thùng lên men tích hợp chức năng làm mát.

Tránh tanin dư thừa

Lên men rất quan trọng, nhưng bạn cần lựa chọn men với dịch hèm tốt. Nấu dịch hèm tương đối đơn giản nhưng có một số vấn đề có thể phát sinh trong quá trình này. Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi đường hoá đó là chiết xuất quá nhiều tanin từ nguyên liệu. Nếu sản sinh quá nhiều tanin ở bia thành phẩm có thể gây ra cảm giác khô và tạo cảm giác se ở miệng. Thủ phạm gây ra điều này có thể do bạn đã rửa bã với quá nhiều nước. Bạn nên rửa bã với lượng nước 2.2 – 4.4 lít/kg.

Nhưng quan trọng hơn, đừng rửa bã quá mức. Người nấu có thể theo dõi tỉ trọng của bia vào những lần rửa bã cuối cùng và ngừng thu dịch hèm khi tỉ trọng giảm xuống 1.008. (Hoặc, nếu bạn có máy đo pH, bạn có thể dừng lại khi độ pH vượt quá 5.8.) Các thợ nấu bia chỉ nên giữ lượng nước rửa bã ở giới hạn bằng hoặc hơn lượng nước họ đã cho vào lúc ban đầu. Và cuối cùng, giữ nhiệt độ của nước rửa bã dưới 170 ° F (77 ° C).

Tránh tiếp xúc Oxy

Men cần Oxy để phát triển khi mới được bổ sung vào dịch hèm để phát triển sinh khối và lên men phù hợp. Tuy nhiên, sau men đã có đủ oxi, bạn nên cố gắng giảm thiểu hết mức có thể sự tiếp xúc của oxi với dịch hèm. Việc bia khi lên men tiếp xúc với không khí có thể tạo ra những mùi không mong muốn như mùi giấy, mùi thùng carton trong bia.

Và, sự tiếp xúc của không khí có thể thúc đẩy một số sinh vật làm hỏng bia như Acetobacter – gây ra mùi giống như giấm. Để tránh điều này, bạn cần đậy kín thùng lên men, đặt ở những nơi tĩnh, và để lại ít khoảng trống trong thùng lên men. Nếu bạn có thể một hệ thống đóng keg bia, bạn có thể nạp C02 trước khi chiết bia vào đó.

Trả lời