Những thuật ngữ “nhập môn” của nấu bia tại nhà, bạn đã biết chưa?

Nấu bia có những ngôn ngữ riêng mà nếu muốn bắt đầu nấu bia tại nhà, bất cứ ai cũng cần nắm rõ. Đừng quên tìm hiểu những thuật ngữ này để sẵn sàng tự tay tạo ra những mẻ bia thơm ngon nhé!

Nguyên liệu cơ bản để nấu bia tại nhà 

Malt 

Là nguyên liệu chính để nấu bia, chất lượng của malt bia đóng vai trò tối quan trọng. Malt bia đạt chuẩn sẽ cho ra đời những mẻ bia hảo hạng. Có 2 loại chia malt chính, malt cơ bản làm nền cho bia, bia nào cũng cần và malt đặc biệt thêm hương, thêm vị cho bia. 

Hoa bia 

Hoa bia là thứ không thể thiếu để làm tăng thêm hương vị và mùi thơm của bia. Hoa bia được thêm vào trong 30 phút đầu tiên của quá trình đun sôi là để tạo vị đắng và hoa bia được thêm vào trong 30 phút cuối cùng là để tạo hương vị và mùi thơm. 

Men

Men chuyển hoá dịch đường (hay còn gọi là dịch hèm) giúp hấp thụ đường trong malt và chuyển hóa đường thành cồn và CO2. 

Beerkit 

Beerkit là nguyên liệu nấu bia cô đặc, gồm malt và hoa đã được cân đo theo công thức có sẵn. Mỗi hộp beerkit có thể nấu được từ 10 lít – 23 lít bia thành phẩm. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho người mới nấu bia bởi quy trình nấu đơn giản, rất dễ thành công và không cần nhiều dụng cụ phức tạp. 

Tham khảo set công thức nấu bia của ABV Beer Shop tại đây.

Các thiết bị cần cho quá trình nấu bia

Chai swingtop/ chai crown 

Là chai thuỷ tinh trữ bia sau quá trình lên men phụ cũng là chai bảo quản bia. Sự khác biệt giữa hai loại chai này nằm ở phần nắp. Homebrewers nên sử dụng loại chai tối màu cho bia ngon và để được lâu hơn. 

Tỷ trọng kế

Tỷ trọng kế là thiết bị cần thiết trong sản xuất bia để đo mức độ đường chuyển hóa trong quá trình lên men, giúp bạn đánh giá được quá trình lên men bia. 

Đường mồi

Lượng đường được thêm vào lúc đóng chai làm dung dịch mồi để tạo ra CO2 trong chai. Nấm men tiêu thụ đường chuyển hóa thành CO2 tạo ra quá trình cacbonat hóa mà chúng ta yêu thích trong bia.

Airlock/ Khóa lên men 

Airlock được sử dụng để nắp kín thùng bia trong quá trình lên men. Nó cho phép CO2 thoát ra khỏi dịch lên men do nấm men tạo ra trong quá trình lên men. Thông qua mức nước trong airlock, người nấu có thể theo dõi quá trình lên men đang diễn ra. 

Tham khảo đầy đủ Dụng cụ nấu bia tại nhà tại đây

Những thuật ngữ cơ bản của nấu bia thủ công  

ABV Alcohol By Volume 

Đây là thuật ngữ nhằm chỉ độ cồn trong bia (%). Số % càng lớn thì nồng độ bia càng mạnh. Với các loại bia lager/pilsner, ABV sẽ thường ở mức 5%, cũng là mức độ nhẹ nhất trong các bia thủ công. 

IBU International Bitterness Unit 

Đây là thuật ngữ nhằm chỉ độ đắng của bia, từ 0 đến 100+. Chỉ số IBU càng cao, bia càng đắng. Thông thường, bia có IBU dưới 25 sẽ là bia nhẹ. Đây có thể là loại bia phù hợp cho các bạn “nhập môn”.

Body

Thể bia nhằm để chỉ chất nền, độ đặc và đậm của bia. Bạn có thể cảm nhận được những tính chất này khi bia chảy qua cuống họng. Hầu hết các bia lager/pilsner sẽ có “body nhẹ” và số còn lại sẽ từ “medium” cho đến “nặng”, tức mùi vị cũng đậm và đặc hơn.

Phong cách bia 

Là cách phân biệt và phân loại các loại bia theo màu sắc, hương vị, độ mạnh, thành phần, phương pháp sản xuất, công thức, lịch sử hoặc xuất xứ. 

Lên men chính/ Lên men sơ cấp

Đây là quá trình lên men đầu tiên để chuyển hóa đường thành cồn và CO2. Độ cồn trong bia mang lại cảm giác “say” và CO2 sủi tăm tạo cảm giác sảng khoái, điều làm cho bia khác biệt với những loại đồ uống khác. 

Lên men phụ/ Lên men thứ cấp

Trên thực tế, không có quá trình lên men xảy ra trong bước này, đây là thời điểm để bia phát triển hương vị và cải thiện độ trong, thường được gọi là quá trình trữ bia.

Trên đây là một số thuật ngữ “nhập môn” của nấu bia tại nhà. Nếu bạn đang tìm hiểu về bia thủ công hay muốn thử sức tự tay nấu những mẻ bia thơm ngon, liên hệ ngay ABV Beer Shop – điểm đến lý tưởng dành cho các tín đồ nấu bia tại nhà!

Trả lời